Cách Google “Combat” lại AI content

Dạo gần đây cộng đồng SEO Global có share nhau một nội dung được ghi trong quyển “Search Quality Evaluator Guideline” của Google. Cũng là quyển nói khá nhiều về cách google đánh giá nội dung trên website và về thuật toán EEAT cho anh em nào chưa biết.

Cụ thể Google có ghi trong một section là: “Chất lượng của nội dung chính” nói về cách google đánh giá chất lượng của một nội dung.

Hiện tại có thêm một từ là Effort =]]] (tức nỗ lực).

Và một số thông tin khác như trong hình ở dưới mình đính kèm.

Mình sẽ tạm dịch phần Effort như ở bên dưới

“EFFORT (NỖ LỰC):

Google sẽ cân nhắc mức độ về sự nỗ lực của con người trong việc tạo dựng một nội dung thoả mãn người đọc. Nỗ lực có thể bao gồm:

  • Một người nỗ lực dịch thuật một bài thơ sao cho sát nghĩa nhất qua một ngôn ngữ khác.

  • Nỗ lực có thể bao gồm việc thiết kế giao diện, tính năng cho một page hay những hệ thống vận hành bên dưới để giúp ích cho user.

  • Đối với những loại trang như mxh hay forum, tần suất & số lượng tương tác của người dùng cũng như “độ sâu” của cuộc trò chuyện cũng là một điểm cộng lớn cho sự nỗ lực.

Mặc khác những nội dung được tạo dựng một cách tự động, như tạo dựng hàng ngàn page với việc sử dụng những công cụ free để dịch thuật hay công cụ khác mà không có bất kì review lại, quá trình kiểm soát chất lượng, điều chỉnh thủ công,…. sẽ không được coi là sự nỗ lực và vì vậy không được đánh giá cao.”

Share cho anh em thông tin, mình cũng có những đúc kết của riêng mình lẫn của các anh em SEO Global share với nhau để giúp content bạn chất lượng hơn dựa trên mấy tiêu chí mới này của google.

Nếu bạn muốn mình share những đúc kết này thì bạn có thể comment ở bài post nhé, để mình có thể biết mà các bài sau share về phần này chuyên sâu hơn.

Anh em làm SEO, Content nghĩ gì về nội dung này?

Link tài liệu:

Nguồn: Group Facebook - Cộng động SEO
bởi Đỗ Quốc Việt CEO - Founder GTV SEO

Hướng dẫn của Google Tìm kiếm về nội dung do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra

Tại Google, chúng tôi vẫn luôn tin rằng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp cải tiến khả năng phân phối thông tin hữu ích. Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm về việc bằng cách nào mà nội dung do AI tạo ra vẫn phù hợp với phương pháp lâu nay của chúng tôi để cung cấp nội dung hữu ích cho mọi người trên Tìm kiếm.

Ưu tiên nội dung chất lượng cao, bất kể cách thức tạo ra

Mục tiêu của các hệ thống xếp hạng của Google là ưu tiên nội dung nguyên gốc, chất lượng cao và thể hiện được các khía cạnh E-E-A-T (chuyên môn, trải nghiệm, tính xác đáng và độ tin cậy – viết tắt của các từ tiếng Anh “expertise”, “experience”, “authoritativeness” và “trustworthiness”). Chúng tôi chia sẻ chi tiết hơn về điều này tại trang web về Cách hoạt động của Tìm kiếm.

Tập trung vào chất lượng của nội dung thay vì cách sản xuất nội dung – đây là kim chỉ nam hữu ích giúp chúng tôi đưa ra kết quả đáng tin cậy và chất lượng cao cho người dùng những năm qua.

Ví dụ: khoảng 10 năm trước, không hề khó hiểu khi mọi người quan tâm đến tình trạng gia tăng nội dung sản xuất hàng loạt do con người tạo ra. Không thể nào có chuyện chúng tôi cấm nội dung do con người tạo ra để phản ứng trước tình trạng này. Thay vào đó, sẽ phù hợp hơn nếu chúng tôi cải thiện các hệ thống của mình để ưu tiên nội dung chất lượng cao, và chúng tôi đã làm vậy.

Ngay từ những ngày đầu, Google vẫn luôn coi trọng nội dung chất lượng cao. Điều này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay, thể hiện qua các hệ thống xếp hạng của chúng tôi được thiết kế để cho thấy thông tin đáng tin cậy cũng như hệ thống của chúng tôi về nội dung hữu ích. Năm ngoái, chúng tôi ra mắt hệ thống về nội dung hữu ích để đảm bảo người dùng tìm được nội dung chủ yếu dành cho con người chứ không phải nhằm mục đích xếp hạng kết quả tìm kiếm.

Cách công nghệ tự động hoá có thể tạo ra nội dung hữu ích

Khi nói đến nội dung được tạo tự động, các nguyên tắc của chúng tôi vẫn luôn nhất quán trong những năm qua. Việc sử dụng công nghệ tự động hoá (bao gồm cả AI) để tạo nội dung với mục đích chính là thao túng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm là một hành vi vi phạm chính sách của chúng tôi về nội dung rác.

Google có nhiều năm kinh nghiệm xử lý hành vi lợi dụng hoạt động tự động hoá để thao túng kết quả tìm kiếm. Những nỗ lực chống gian lận của chúng tôi (bao gồm cả hệ thống SpamBrain) vẫn được duy trì, bất kể nội dung rác được tạo ra bằng cách nào.

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng không phải mọi hoạt động tự động hoá (bao gồm cả AI) đều tạo ra nội dung rác. Chế độ tự động hoá lâu nay vẫn được dùng để tạo ra nội dung hữu ích, chẳng hạn như tỷ số thể thao, dự báo thời tiết và bản chép lời. AI có khả năng nâng tầm biểu đạt và sáng tạo, đồng thời đóng vai trò là một công cụ quan trọng giúp mọi người tạo ra nội dung hay trên web.

Điều này phù hợp với quan điểm lâu nay của chúng tôi về việc hỗ trợ mọi người bằng công nghệ mới. Chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp có trách nhiệm này, đồng thời duy trì tiêu chuẩn cao về chất lượng thông tin và mức độ hữu ích tổng thể của nội dung trên Tìm kiếm.

Lời khuyên của chúng tôi dành cho nhà sáng tạo cân nhắc việc tạo nội dung bằng AI

Như đã giải thích, bất kể cách tạo nội dung, nếu muốn thành công trên Google Tìm kiếm thì nhà sáng tạo cần tạo ra nội dung nguyên gốc, chất lượng cao, ưu tiên con người và đảm bảo các yếu tố E-E-A-T.

Nhà sáng tạo có thể tìm hiểu thêm về khái niệm E-E-A-T trên trang trợ giúp Tạo nội dung hữu ích, đáng tin cậy và ưu tiên con người. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã cập nhật trang này để bổ sung một số hướng dẫn về lối tư duy Ai, Cách thức và Lý do liên quan đến cách sản xuất nội dung.

Việc đánh giá nội dung của bạn theo cách này (cho dù bạn có sử dụng nội dung do AI tạo ra hay không) sẽ giúp nội dung của bạn phù hợp với những gì các hệ thống của chúng tôi coi trọng.

Người đăng: Danny SullivanChris Nelson thay mặt cho Nhóm phụ trách chất lượng tìm kiếm

Câu hỏi thường gặp

Để được hỗ trợ thêm, bạn có thể tham khảo một số câu trả lời sau đây cho một số câu hỏi liên quan đến nội dung do AI tạo ra và Google Tìm kiếm:

Nội dung do AI tạo ra có vi phạm nguyên tắc của Google Tìm kiếm không?

Việc sử dụng AI hoặc công nghệ tự động hoá phù hợp không vi phạm nguyên tắc của chúng tôi. Tức là không nhằm mục đích tạo nội dung chủ yếu để thao túng thứ hạng tìm kiếm – một hành vi vi phạm chính sách của chúng tôi về nội dung rác.

Tại sao Google Tìm kiếm không cấm nội dung do AI tạo?

Các quy trình tự động hoá vốn được sử dụng lâu nay trong hoạt động xuất bản để tạo ra nội dung hữu ích. AI có thể hỗ trợ và tạo ra nội dung hữu ích theo những cách mới mẻ và thú vị.

Google Tìm kiếm sẽ làm gì để ngăn chặn nội dung chất lượng kém do AI tạo ra tràn lan trong kết quả tìm kiếm?

Nội dung chất lượng kém không phải là thách thức mới đối với Google Tìm kiếm. Chúng tôi đã nỗ lực xử lý nội dung kém chất lượng do cả con người và công nghệ tự động tạo ra trong nhiều năm. Chúng tôi hiện có nhiều hệ thống để xác định mức độ hữu ích của nội dung. Ngoài ra còn có các hệ thống nhằm ưu tiên báo cáo tin tức nguyên gốc. Hệ thống của chúng tôi vẫn liên tục được cải tiến thường xuyên.

Google sẽ làm gì để giải quyết nội dung do AI tạo ra có nguy cơ phát tán thông tin sai lệch hoặc trái với quan điểm chính thống về một số chủ đề quan trọng?

Những vấn đề này tồn tại trong cả nội dung do con người tạo ra và nội dung do AI tạo ra. Dù nội dung được tạo ra bằng cách nào, các hệ thống của chúng tôi sẽ tìm cách cho thấy thông tin chất lượng cao từ các nguồn đáng tin cậy, chứ không phải thông tin trái ngược với các quan điểm chính thống về các chủ đề quan trọng. Đối với những chủ đề mà chất lượng thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng – chẳng hạn như thông tin về sức khoẻ, hoạt động dân sự hoặc thông tin tài chính – thì hệ thống của chúng tôi còn chú trọng hơn nữa đến các tín hiệu về độ tin cậy.

Google Tìm kiếm làm cách nào để xác định xem AI có đang được sử dụng để đưa nội dung rác vào kết quả tìm kiếm hay không?

Chúng tôi có nhiều hệ thống (bao gồm cả SpamBrain) để phân tích các mẫu và tín hiệu giúp chúng tôi xác định nội dung rác.

Nội dung do AI tạo ra có được xếp hạng cao trên Tìm kiếm không?

Việc sử dụng AI không mang lại đặc quyền nào cho nội dung. Đó vẫn chỉ là nội dung. Nếu có tính hữu ích, nguyên gốc và đáp ứng các khía cạnh E-E-A-T, thì nội dung có thể hoạt động hiệu quả trên Tìm kiếm. Nếu không thì có thể nội dung không đạt được thứ hạng tốt.

Tôi có nên sử dụng AI để tạo nội dung không?

Nếu bạn thấy AI là một công cụ thiết yếu giúp bạn sản xuất nội dung hữu ích và nguyên gốc, thì bạn có thể cân nhắc. Nếu bạn thấy AI là một cách dễ dàng và không tốn kém để thao túng thứ hạng tìm kiếm, thì câu trả lời là không.

Tôi có nên thêm dòng ghi tên tác giả vào tất cả nội dung của mình không?

Bạn nên cân nhắc việc đưa dòng ghi tên tác giả chính xác nếu có lẽ độc giả muốn thấy thông tin đó, chẳng hạn như vào nội dung bất kỳ khiến ai đó tự hỏi “Ai viết nội dung này?”.

Xin lưu ý rằng các nhà xuất bản xuất hiện trên Google Tin tức nên sử dụng dòng ghi tên tác giả và thông tin về tác giả. Vui lòng tìm hiểu thêm trên trang Chính sách của Google Tin tức.

Tôi có nên thêm thông tin công bố về AI hoặc quy trình tự động vào nội dung của mình không?

Thông tin công bố về AI hoặc quy trình tự động rất hữu ích đối với nội dung khiến người đọc băn khoăn “Nội dung này được tạo ra như thế nào?”. Hãy cân nhắc việc thêm những yếu tố như vậy nếu phù hợp.

Tôi có thể liệt kê AI là tác giả của nội dung không?

Chúng tôi đã đưa ra đề xuất nhằm giúp người đọc nắm rõ việc AI là một phần trong quy trình tạo nội dung. Việc đưa AI vào dòng ghi tên tác giả có lẽ không phải là một cách hay để làm theo đề xuất này.

Comment nổi bật bởi bạn Trịnh Bảo

Thực tế thì chỉ cần: mang lại giá trị cao hơn bài viết gốc (nâng cao khả năng hiểu biết về cái mình viết, chủ đề mình viết để nắm rõ được một cách khách quan xem thế nào là giá trị cao hơn để không bị cảm tính)

Từ đó, tự tin rằng: dù là spin lại bằng AI hay dịch bằng công cụ AI thì cũng đã có sự biên tập (đúng là sự “nỗ lực”) đó mang lại giá trị thật sự cho người đọc, và không làm “rác” dữ liệu Google thì hoàn toàn có thể an tâm.

Ví dụ:

  • Bài bên A cung cấp giá trị 1,2,3
  • Bài bên B cung cấp giá trị 1,3,5
  • Bài bên C cung cấp giá trị 2,3,4

Sau khi đọc, nghiên cứu, lên outline,… Chúng ta cung cấp 1 bài với đầy đủ giá trị: 1,2,3,4,5

Hoàn toàn có thể TOP cao hơn 3 bài trên, thậm chí gom được nhiều keywords hơn, miễn là nó đúng ngữ nghĩa và cùng chủ đề, không lan man trùng lặp và lạc đề.

Ngoài giá trị về mặt nội dung ở text thì cần thêm các yếu tố khác: hình ảnh, video (càng thực tế càng tốt), cách trình bày (giao diện giúp người dùng tiếp cận tốt hơn, dễ dàng “hấp thụ” nội dung hơn, và thêm phần không kém: độ chuyên môn và chiều sâu của chính tác giả (hoặc không có author thì là brand của chủ thể)

image

Một số công cụ giúp xác định nội dung do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra

Bạn sử dụng từ khoá “AI Content detector” hoặc “AI Text Classifier” để tìm kiếm và đánh giá chất lượng của những công cụ giúp xác định nội dung do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo danh sách 1 số ứng dụng thường dùng sau:

AI Content Detector

AI Content Detector là công cụ do công ty Copyleaks phát triển. Đúng như tên gọi, nó có khả năng nhận diện văn bản do AI tạo ra. Cách sử dụng công cụ này như sau:

AI Text Classifier

Tháng 11/2022, OpenAI giới thiệu chatbot ChatGPT . Với khả năng tạo văn bản giống con người, đưa ra các phản hồi tương ứng với các truy vấn của người dùng, chatbot này đã nhanh chóng tạo nên một cơn sốt AI trên toàn cầu. Bản thân OpenAI hiểu rõ khả năng của ChatGPT hơn ai hết. Đó là lý do hãng phát hành công cụ AI Text Classifier nhằm giúp người dùng nhận biết văn bản do AI tạo ra. Sau đây là hướng dẫn chi tiết các sử dụng công cụ này để xác định văn bản do AI viết hay người thật viết.

CrossPlag AI Content Detector

Một công cụ khác bạn có thể sử dụng để phát hiện văn bản do AI tạo là AI Content Detector của công ty CrossPlag.