(Bài viết quan điểm quản trị cá nhân góc nhìn chủ DN - người làm startup, chứ ko phải chuyên môn về Warehouse Manager hay quản trị chuyên môn nha )
I. Suy nghĩ về kho giúp mình đổi ngành từ thời trang sang mỹ phẩm
Cách đây 13 năm khi mình chân ướt chân ráo đi du học từ Mỹ về, đầu óc thơ ngây và “máu chó”, ai rủ gì cũng làm, mình dấn sân sang thời trang, cũng ngựa ngựa mở cửa hàng ở 66 Lý Tự Trọng Q1. đi Thái lấy hàng, nhập hàng từ Mỹ, túi xách, mắt kiếng, đồng hồ lỉnh kỉnh các thứ, bán thì ko dc bao nhiêu mà thích pro nên cũng xây web, chụp hình miêu tả, rồi còn ghé VNG 123mua để bán lên đó
Doanh thu thì lọc cọc vài chục triệu mà cực quá, phải deal vs size, khách thích mẫu đó mà size thì hết, các size còn lại thì để hoài bán ko hết, thanh lý cũng ko biết sao, mình là nam đâu có biết đứng ngoài đường ngoài chợ rao như mấy chị em, lúc đó mới có 1 suy nghĩ vụ thời trang này ko ổn, nếu như có gì làm mà chỉ cần list 1 lần, chụp hình miêu tả 1 lần mà bán hàng chục ngàn sản phẩm thì sướng vcl nhỉ (lười mà thích có $ ). Cái gì bán nhiều mà gọn nhẹ date lâu, lời nhiều, ko hư thì chỉ có mỹ phẩm, dầu gội thui …. cơ duyên bén vs ngành mỹ phầm hàng tiêu dùng mở ra từ đó … người bạn (ng anh) rất tử tế ko lấy tiền mặt bằng, (mà còn bỏ tiền ra trang hoàng sửa dùm), mình nói thôi chắc e trả lại chứ $ ko lấy mà kinh doanh ko hiệu quả thì kỳ lắm, để ai đó vào làm hay cho thuê đúng hơn a ơi… shop thời trang Modox đóng lại (mình nhớ mua cái tên miền .com mất mấy ngàn $, a Lê Hoàng Trọng biết thời đó nè….
II. Chặng đường kinh doanh
Gần 18 năm từ lúc sv ở Mỹ làm/giúp mình “già” (lẫn nghĩa đen lẫn nghĩa bóng), xây dựng tiếp xúc đủ các thành phần xh và nhiều bạn bè, có những suy nghĩ vu vơ, thuần khiết và nai tơ nhưng nó vô tình “cũng đúng” và tạo ra “cơ nghiệp” như sau này, mình nhớ hoài a Hoàng Anh quỹ Dragon Capital lên nhà máy cách đây rất nhiều năm còn nói đùa “e bây giờ tạo nghiệp chứ khởi nghiệp gì nữa ), a Tô Hiếu Thuận hay dẫn các mối quan hệ đối tác cho e ùt… rất biết ơn và trân trọng anh
III. Vào chủ đề chính:
Chủ đề doanh thu - lợi nhuận thì share rất nhiều trên cõi mạng rồi, nhưng kho thì ít hơn, cũng phải đúng thôi vì ai mới startup hay chủ dn thường care về P/L, nhưng làm lâu sẽ thấy kho cũng quan trọng ko kém. Mô hình kinh doanh xoay quanh P/L + Kho thế nào đây:
- KD là quá trình chuyển đổi tiền - hàng - tiền. Hàng là vật lý, phải sản xuất thì sẽ dính tới lưu trữ, tồn kho inventory cũng chính là tiền. Phải giữ nó. Trừ khi bán hàng digital thì phi biên giới (khoẻ) - bạn nào ko muốn nhức đầu thì chọn ngành digital nhé nghiêm túc
- Nếu đã làm ngành sản xuất, tiêu dùng thì chắc chắn sẽ dính tới tồn kho, tồn nhiều hoặc rất nhiều,
- Nếu sản xuất gia công theo đơn đặt hàng, OEM thì ít hơn vì khách lên đơn mới mua nvl (lý thuyết là vậy thui thực tế vẫn phải trữ ít nhiều nhé )
- Có ngành tồn kho rất dễ hư như đồ tươi sống, mau xuống chất lượng, nó mà xuống rồi về 0, mình hứa vs lòng ko bao h làm mấy ngành này vì phải nhanh + chính xác (mà m thì chậm, lười) ghét cảnh phải đổ đi, ko đổ thì… bạn biết rồi đó, ăn đau bụng hay ko chẫt lượng
- Chọn ngành hàng lý tưởng là date lâu, ko đụng tới nhiều size, có thể mix phối trộn ra sp mới, làm 1 lần bán 1000-10K hay 100K sp, khoẻ re
- Hàng mới thì nên ra thử demo, 50-100 units, test thị truờng (đặt nhiều làm gì bán ko hết cũng thừa mứa). Nếu demo thì chỉ cần 1-2 sp test ad ra đơn thì tự tin đặt nhiều hơn (ngay cả hãng lớn như Tesla còn preorder)
- Nếu sản xuất thực phẩm thì chọn quy trình chế biến đóng gói sao mà date 1-3 năm, hoặc cấp đông, lúc tới quầy kệ hay đi xa còn thời gian bán, xử lý (nếu bán chậm)
- Khi bán tốt rồi thì tồn kho nâng lên 15-20-30-45-60 ngày bán hàng (cân đối tốc độ tăng trưởng của từng SKU, mã
- Kho bảo quản điều kiện thoáng mát, độ ẩm phù hợp, có PCCC (hàng nhạy cảm thì điều kiện càng khó hơn)
- phân loại hàng theo nhóm (bán chạy / chậm / date ngắn dài, dễ hư hỏng hay ko, cồng kềnh / ko cồng kềnh, giá trị cao - thấp, nhập trước bán trước, côn trùng, chuột ètc)
- Thường xuyên kiểm kê (tháng/lần) hoặc bất chợt, nắm giá trị (tiền đó mấy a/c), nắm giá vốn, giá bán thu về. Nếu cần audit toàn khu vực, tóm lại cái gì là tài sản phải scan (kho thành phẩm/nhà máy/ thiết bị) - đây là nguyên tắc quả trị chuyên nghiệp
- Lên kế hoạch tồn, bán hàng, và các phươn án xử lý NGAY CẢ TRƯỚC khi tồn THỰC TẾ hiện diện. vd nếu bán chậm thì làm thế nào, bán nhanh thì sao, bán hàng bị viral thì sao, ncc có cung cấp kịp thời hay ko, làm sao đảm bảo họ nói chính xác, kể cả plan C, plan D … 101 tình huống
- Tồn kho có tính 2 mặt, tồn ít thì an toàn nhưng mất cơ hội bán hàng hay doanh số, tồn nhiều bán ko dc thì cũng chết, chỗ nảy phải chọn lựa và tính toán.
- Best là ít SKU mà volume lớn, nhưng ít là ít bn, nhiều là bn, tuỳ mỗi ng lựa chọn (theo m là 10-20 sku là ngon)
- Nếu là hàng trade thì hỏi đối tác nếu bán chậm thì luân chuyển, đổi sku dc ko, nếu ok thì ngon, nếu họ ko cho thì… lên plan sales kỹ nha
- Nếu là hàng sản xuất thì xem nguyên vật liệu có xài cho sku khác dc ko, hoặc bán lại cho vendors. Again, nếu họ ko cho thì… tự ôm
- Trong ngành sản xuất nếu tồn kho nvl dạng commodity như gạo, caphe, sắt thép thì có thể vay / thế chấp tài sản trên chính tồn kho này (cái này m cũng đang tìm hiểu, biết đâu mốt làm)
- Sợ nhất là tồn kho bán thành phẩm dở dang, thành phẩm chưa xong mà chuyển ngược về nvl cũng ko dc. Trong ngành bds, nếu thành phẩm rồi thì còn (hy vọng) bán dc, vay dc. Chỉ cần làm 5 dự án mà 3 là btp chưa xong thì xác cmnd số phận (đó là chưa nói ra thành phẩm giá cao quá hay nhu cầu mua ko có)
- Với ngành làm xnk thì kho ngoại quan cũng là 1 phương án, hàng nhập vào trữ đó, khi nào m cần thanh toán thì đối tác giao hàng, cái này tiết kiệm $, cần tới đâu nhập tới đó, xoay $ nhanh)
- Với bạn làm brand mà mạnh về sales D2C có thể chọn mô hình: thu trước của khách, trả ncc sau. mô hình này Gymshark và các bên khác làm, scale ko giới hạn, bạn ko phải quản lý tồn kho hay vận chuyển, dĩ nhiên đối tác nhà máy cũng phải to và đáp ứng năng lực hàng hoá
- Quản trị kho = số: doanh số trung bình trên 1m2 sàn, hay chi phí kho % doanh thu. cái này nhiều chỉ số , ngồi suy nghĩ tí ra 101 metrics để đo lường
Túm qq lại :
- Tuỳ theo năng lực thì chọn mô hình kinh doanh có kho phù hợp, ko đúng hay sai hay duy nhất
- Nếu digital thì ko có kho inventory để phải nhức não quản lý, ko có thất thoát
- Nếu SX OEM thì ít tồn, khách đặt mới mua nvl (ít rủi ro) nhưng khó scale
- Nếu SX có brands thì tăng trưởng chủ động nhưng phải tồn nhiều
- Lỡ chọn ngành gì rồi thì master cái đó, khó vs ng này là dễ vs ng khác. có khi mấy ông thời trang xử lý dc
- Chú ý nhu cầu là trend hay bền vững, trend thì lên nhanh xuống nhanh, khoanh vùng tồn kho nhóm này
- Kho (vật lý) cũng tiền, nó như vk vậy, phải quản trị nó dù muốn hay ko