Làm thế nào để lựa chọn được Platform build Chatbot AI phù hợp?

Đợt này có nhiều platform build chatbot AI mới ra mắt như Coze, Dify, Chat with RTX…khiến nhiều anh em hoang mang không biết nên học cái nào, nên mình vẽ lại một diagram so sánh giúp mọi người dễ phân loại.

Điều đầu tiên thì “Chatbot AI” là một thuật ngữ rất rộng, bao hàm rất nhiều công nghệ và loại ứng dụng khác nhau, nên để ứng dụng Chatbot AI ở quy mô công nghiệp thì chúng ta cần một hệ sinh thái, chứ không chỉ một “platform”. Do đó so sánh độc lập các platform với nhau sẽ hơi khập khiễng.

Tuy nhiên nếu cần một framework để phân loại, và lựa chọn, thì nên dựa trên 3 tiêu chí quan trọng nhất:

  1. Chi phí xây dựng & vận hành: đây là yếu tố quan trọng nhất, vì chi phí vận hành chatbot AI thường lớn hơn chi phí xây dựng rất nhiều, nhưng đây lại thường là phần bị “lờ đi” trong các bài marketing. Nguyên tắc chung về chi phí là nếu build chatbot AI càng dễ, càng nhanh thì khi sử dụng chi phí sẽ càng đắt (có thể chênh tới vài chục lần)

  2. Năng lực của chatbot: đây là yếu tố thứ hai quyết định chatbot có “sử dụng được không?”. Công nghệ LLM đã giúp nâng cao năng lực của Chatbot AI rất nhiều, với các hệ multi-agent thậm chí có thể viết cả một report/phần mềm chỉ từ một prompt đầu vào. Tuy nhiên nguyên tắc chung cũng là năng lực chatbot càng cao thì chi phí sử dụng cũng sẽ càng lớn.

  3. Độ dễ & nhanh khi tạo chatbot AI: đây là yếu tố thứ ba. Thông thường các platform đều nhấn mạnh vào việc “build Chatbot AI nhanh & dễ”, chỉ cần upload link website/file pdf lên là xong. Tuy nhiên nguyên tắc là chuẩn bị dữ liệu càng dễ, thì để duy trì chatbot cùng chất lượng thì chi phí sử dụng chatbot sẽ cao hơn rất nhiều (tới hàng chục lần). Đây là phần mà các platform thường che dấu mà chỉ expert mới biết.

Vậy nếu phải chọn một platform để học & theo đuổi thì nên chọn cái nào?

Từ kinh nghiệm của mình thì nên “giắt túi” 2 loại platf khác nhau:

  • Loại 1: platform build chatbot nhanh & chất lượng cao (như GPTs, Coze), để dễ dàng test ý tưởng, demo cho khách hàng…

  • Loại 2: platform tích hợp các công nghệ tối ưu chi phí, có nhiều tính năng bản địa hóa, cho phép dùng LLM nguồn mở để giảm chi phí…như Mindmaid, Dify, Chat with RTX…để triển khai sản phẩm production.

Trên đây là một số kinh nghiệm của mình. Mọi người còn biết/đang sử dụng thường xuyên platform nào mời góp thêm ý kiến :smiley:

Nguồn: Lộc Đăng CEO Mindmaid
- bài viết trên facebook