Trích lập quỹ dự phòng tài chính trong doanh nghiệp

Quỹ dự phòng tài chính là gì?

Emergency Fund - Quỹ dự phòng tài chính thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, được trích lập từ lợi nhuận sau thuế dùng để bù đắp một phần hoặc toàn bộ thiệt hại đối với rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thể xảy ra trong tương lai như:

  • Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
  • Dự phòng nợ phải thu khó đòi
  • Dự phòng phát sinh nợ phải trả
  • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
  • Dự phòng tổn thất tài sản
  • Dự phòng quỹ tiền lương
  • Dự phòng trợ cấp mất việc làm

Việc trích lập và sử dụng quỹ này cũng như hoạch toán tăng, giảm các khoản dự phòng phải tuân thủ theo quy định hiện hành.

Có 3 nhóm quỹ dự phòng chính [1]

  • Nhóm 1: Dự phòng bù đắp tổn thất tài sản của doanh nghiệp (giảm giá đầu tư tài chính, giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi)
  • Nhóm 2: Dự phòng khả năng phát sinh nợ phải trả của doanh nghiệp, gồm có dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng về bảo hành sản phẩm, hàng hóa, các hợp đồng có rủi ro lớn, tái cơ cấu doanh nghiệp…
  • Nhóm 3: Dự phòng về khả năng tổn thất vốn chủ sở hữu do những nguyên nhân khách quan.

Vai trò của quỹ dự phòng tài chính [2]

Hiện nay, theo quy định của hệ thống kế toán Việt Nam, mỗi công ty cần trích lập nhiều khoản dự phòng khác nhau, nhằm đáp ứng các yêu cầu về mặt quản lý, bù đắp các tổn thất trong tương lai.

image

Nếu trong kỳ kế toán không xảy ra tổn thất thì toàn bộ Quỹ dự phòng đã trích lập có thể được chuyển giao sử dụng cho năm sau.

Nếu số tiền tổn thất thực tế vượt quá số tiền dự phòng đã trích lập thì phần chênh lệch thiếu này sẽ được tính vào chi phí phát sinh trong kỳ.

Hướng dẫn về việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro

Tuỳ vào từng yêu cầu quản lý và hướng dẫn về việc trích lập Quỹ dự phòng của nhà nước sẽ có cách trích lập Quỹ dự phòng khác nhau:

  • Quỹ dự phòng rủi ro về môi trường
  • Quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho
  • Quỹ dự phòng tiền lương

Ví dụ: “Hướng dẫn về Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định” tham khảo thông tư 86/2016/TT-BTC

1. Nguyên tắc trích lập

  • Đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp
  • Nguồn quỹ được trích từ chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng năm của doanh nghiệp
  • Thời điểm trích lập Quỹ: là thời điểm cuối kỳ kết toán năm (hoặc theo thời điểm báo cáo tài chính khác niên độ)
  • Doanh nghiệp phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ quản lý và sử dụng Quỹ.
  • Doanh nghiệp không được tính thêm vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ trích lập dự phòng nằm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách.

2. Mức trích lập

  • Doanh nghiệp thực hiện trích lập 0,5 - 1% trên doanh thu thuần năm về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Và số tiền trích này không vượt quá 5% lợi nhuận trước thuế. Trong đó doanh thu thuần năm về bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm doanh thu xuất bán nội bộ giữa công ty mẹ với công ty con và ngược lại.
  • Khi số dư Quỹ bằng 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không tiếp tục thực hiện trích Quỹ.

3. Mục đích sử dụng Quỹ

Quỹ được sử dụng để phòng ngừa, khắc phụ, bù đắp các sự cố theo quy định nhà nước về thành lập quỹ theo từng nhóm doanh nghiệp và quy chế nội bộ.

Kết luận

Việc tính toán và xác định mức dự phòng chỉ mang tính chất ước lượng và chủ quan của doanh nghiệp, vì thế có thể ảnh hưởng đến các thông tin trên Báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh.

Đối với các khoản Quỹ dự phòng thuộc vốn chủ sở hữu, việc trích lập tuỳ theo từng công ty và không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong Báo cáo tài chính.


  1. Nguồn: Bản chất và mục đích của khoản dự phòng trong doanh nghiệp ↩︎

  2. Nguồn: Quỹ dự phòng tài chính là gì? Quy trình xây dựng quỹ dự phòng tài chính ↩︎