Record của Workshop “Lean Operation - Vận hành tinh gọn”

Khung nội dung Workshop

  • Phần 1: Tổng quan về Lean Operation - Vận hành tinh gọn

  • Phần 2: Các khía cạnh cốt lõi của Vận hành tinh gọn (Lean Operation)

  • Phần 3: Thiết lập các thói quen hiệu quả cao của Vận hành tinh gọn và Lark OKR

Gửi đến anh em một vài key take aways cho buổi workshop nhé.

1. Các yếu tố cốt lõi của Vận hành tinh gọn (Lean Operation).

  1. Giảm lãng phí (Waste reduction): Vận hành tinh gọn tập trung vào việc giảm lãng phí trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. Sử dụng mô hình 8 Wastes D.O.W.N.T.I.M.E xem xét 8 khía cạnh có thể gây ra lãng phí trong doanh nghiệp Lãng phí có thể bao gồm thời gian chờ đợi, hàng tồn kho thừa, sản phẩm bị lỗi, thời gian làm việc không cần thiết và các nguồn lực khác.

  2. Gia tăng hiệu quả vận hành: Quá trình gia tăng hiệu quả, xem xét cả 2 khía cạnh: Hiệu quả và Năng suất. Chúng ta sẽ xem xét yếu tố hiệu quả trước (Do right thing), sau đó tìm cách cách để tăng năng suất (Do thing right). Áp dụng mô hình Mô hình Balanced Scorecard để đảm bảo sự cân bằng và bền vững cho Khả năng sản xuất (Production Capacity) và Sản phẩm, kết quả mong muốn (Product / Results)

  3. Tập trung vào khách hàng (Customer Centric): Vận hành tinh gọn đặt khách hàng lên hàng đầu và tập trung vào cung cấp giá trị cho khách hàng thông qua việc cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tối ưu hóa quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ và giảm giá thành. Học hỏi mô hình Amazon Working Backward là bắt đầu từ việc “xác định trải nghiệm khách hàng mong muốn”, sau đó lần ngược trở lại cho đến khi hình dung được rõ ràng các chi tiết về sản phẩm cần xây dựng. Công cụ chính của quy trình động ngược lại hình thức tường thuật: PR/FAQ, viết tắt của cụm từ Thông cáo báo chí và Câu hỏi thường gặp.



2. Thiết lập văn hóa hiệu quả cao và các thói quen hiệu quả trong doanh nghiệp để tạo điều kiện cho vận hành tinh gọn.


  1. Thừa nhận thất bại: Không che giấu các thất bại và nhanh chóng sửa sai, học hỏi từ đó

  2. Đồng kiến tạo: Khuyến khích các thành viên trong đội nhóm cùng suy nghĩ và đưa ra sáng kiến. 1 người bước 100 bước, không bằng 100 người bước 1 bước.

  3. Biết ơn công đoạn trước, nghĩ cho công đoạn sau. Xem công đoạn trước là ân nhân, công đoạn sau là khách hàng

  4. Tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ (root cause) với 5 Whys: Khi một vấn đề xảy ra, bạn phải tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của nó bằng cách hỏi “tại sao?” năm lần

  5. Quản lý quy trình. Trao quyền cho con người: Quản lý quy trình thay vì con người.

Trao quyền để nhân sự vận hành quy trình đó

Và một số thói quen khác.

3. Thiết lập Objectives và Key Results trong Lark OKR.

Đối với Objective:

  • Mỗi cấp độ trong tổ chức (công ty, phòng ban và cá nhân) nên có 3 - 5 mục tiêu.

  • Objective cần có đích đến rõ ràng (Ví dụ: mở rộng kinh doanh ra thị trường Trung Quốc) thay vì để mập mờ (Ví dụ: hướng tới mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế).

  • Objective thường được thiết lập vượt quá khả năng đạt được, và phải tạo cảm giác thách thức, khó khăn. Ví dụ, Google cho rằng đạt được 70% mục tiêu đã có thể coi là thành công; còn hoàn thành 100% mục tiêu thì coi là hoàn thành xuất sắc công việc.

Đối với Key Result:

  • Nên có ít nhất 3 kết quả then chốt cho mỗi mục tiêu.

  • Key Result cần phải đo đếm được (Ví dụ như: “Liên hệ với 10 nhà báo" thay vì “Phát triển quan hệ truyền thông với các nhà báo")

  • Key Result cần miêu tả cụ thể sản phẩm đầu ra thay vì hành động đơn thuần (Ví dụ như: “Nộp báo cáo phễu chuyển đổi" thay vì “Phân tích hiệu suất của phễu chuyển đổi".

Mọi người có thể tham khảo kỹ hơn qua video và tài liệu gửi kèm nhé.

Chúc mọi người một tuần nhiều hiệu quả.

Tài liệu đính kèm

  1. Link slide tài liệu:

  2. Link playlist 3 videos record buổi workshop:

Nguồn: Mr. Hồ Đông Thụ
- Founder học viện Thinkdemy